Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về tầm quan trọng của ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ánh sáng nhân tạo không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Việc chiếu sáng nơi đô thị phân luồng giao thông, chiếu sáng nhà cửa, công xưởng, xí nhiệp, cửa hàng… về đêm, tất cả đang nhờ đến năng lượng điện.
Càng ngày con người càng nhận ra, chiếu sáng không chỉ dừng lại ở công năng là để soi sáng mà còn là một thứ nghệ thuật công phu, thú vị. Một căn nhà có diện tích khiêm tốn, nếu biết đặt thiết bị chiếu sáng hợp lý sẽ cho cảm giác không gian rộng hơn, hạn chế cảm giác chật chội bí bức khó chịu. Ngược lại, ánh sáng cũng có thể co hẹp, làm căn phòng trở nên ấm áp hơn với những không gian quá rộng.
Một phương án thiết kế thành công là một phương án có sự kết hợp hài hòa giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Hãy cùng Hatha tìm hiểu một số lưu ý khi thiết kế ánh sáng nhân tạo.
* Thiết kế hệ thống chiếu sáng hợp lý
Khi thiết kế hệ thống chiếu sáng cần phải tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố tự nhiên như hướng đất, hướng gió, hướng ánh sáng để bố trị hợp lý về thông thủy và mọi không gian trong nhà đều có được sự thông thoáng, hài hòa, khoa học nhất.
* Sử dụng ánh sáng trực tiếp kết hợp với ánh sáng gián tiếp
Trong thiết kế nội thất, người ta thường sử dụng kết hợp cả ánh sáng trực tiếp và ánh sáng gián tiếp. Với các căn phòng có diện tích lớn có thể sử dụng nhiều đèn hắt từ trên trần xuống hoặc sử dụng một đèn trùm ở trung tâm kết hợp với các bóng nhỏ ở các góc nhà. Với các phòng nhỏ nên sử dụng đèn neon để giảm nhiệt cho căn phòng.
* Chọn các loại đèn phù hợp với từng phòng.
Tuỳ theo công năng của từng căn phòng mà nên sử dụng những loại đèn cho phù hợp. Phòng khách có thể sử dụng cường độ ánh sáng mạnh hơn, nhiều bóng hơn các phòng khác. Phòng ngủ nên sử dụng những ánh sáng dịu, những điểm nhấn nhẹ nhàng với những bóng đèn ngủ, đèn bàn tạo cảm giác nhẹ nhàng thư thái. Phòng ăn thường sử dụng ánh sáng nhẹ nhàng sẽ tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Để sử dụng ánh sáng một cách hiệu quả đòi hỏi các kiến trúc sư phải nên ý tưởng từ trước, để biết được khu vực nào cần chiếu sáng, sử dụng nguyên lý chiếu sáng nào, mục đích chiếu sáng là gì, dùng ánh sáng loại gì, màu sắc, vị trí nguồn sáng… Từ đó mới hình thành cơ sở để chọn những kiểu đèn, loại bóng đèn phù hợp. Một thiết kế chiếu sáng không tốt có thể làm hỏng không gian, hay thiết kế quá phức tạp có thể gây lãng phí và khó khăn khi sử dụng.
Nguồn: Hatha Design